Đối với một chiếc máy điều hòa, tụ điều hòa hay tụ điện là một bộ phận quan trọng, có tác dụng kích máy nén và quạt để máy hoạt động. Nguyên lý hoạt động của tụ điều hòa như thế nào và làm cách nào để thay mới tụ điều hòa? Hãy cùng tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tụ điều hoà là gì? Phân loại tụ điều hoà

Tụ điều hòa (tụ điện) là một thiết bị lưu trữ điện hoặc năng lượng điện, được tích hợp trong dàn nóng của điều hòa, được nối với máy nén thông qua chân khởi động và chân chung của máy nén để cải thiện hệ số công suất. Về cơ bản, một tụ điện bao gồm hai hoặc nhiều tấm dẫn điện được ngăn cách bằng chất điện môi.

Tụ điều hòa hoạt động như một pin dự trữ, kích hoạt máy nén và quạt của điều hòaTụ điều hòa hoạt động như một pin dự trữ, kích hoạt máy nén và quạt của điều hòa

Bạn có thể hiểu đơn giản tụ điện giống như một pin dự phòng cung cấp nguồn điện liên tục cho các thiết bị. Đơn vị của tụ điều hòa là microfarads hoặc vol, một tụ điều hòa thông thường sẽ nằm trong phạm vi từ 5 – 80 MFD. Ngoài ra, đặc điểm của tụ điện là chống cháy, có khả năng tự nạp điện và cách nhiệt, chống rung và chống rò rỉ, thích hợp sử dụng với UL, CE, ERDA, CPRI và NTH.

Trên thị trường có 2 loại tụ điều hòa là tụ điện kép (U) và tụ điện đơn (L). Hai tụ điện này có sự khác biệt về ứng dụng, thiết kế và các thông số, chi tiết được trình bày trong bảng dưới đây.

Đặc điểm Tụ điện đơnTụ điện kép 
Ứng dụng Dùng cho máy nén và quạt dàn nóngDùng chung cho máy nén và quạt
Thiết kế 2 chân3 chân (C, H), FAN
Hình ảnh
Thông số20, 25, 35, 40, 45, 50 (mi)2, 15, 35, 50 (mi)
Điều hoà sử dụngSamsung, Panasonic, Media, Funiki, SharpCasper, LG, Daikin, Hitachi, Sharp, Toshiba

2. Chức năng và nguyên lý hoạt động của tụ điều hoà

Chức năng chính của tụ điều hòa là kích hoạt điện để động cơ, cụ thể làm máy nén trong máy điều hòa hoạt động. Trong đó, tụ điện đơn chỉ kích máy nén trong khi tụ điện kép còn kích quạt bên trọng dàn nóng.

Tụ điều hòa là linh kiện quan trọng, duy trì hoạt động của máy điều hòa theo nguyên lý phóng nạpTụ điều hòa là linh kiện quan trọng, duy trì hoạt động của máy điều hòa theo nguyên lý phóng nạp

Tụ điều hòa hoạt động theo nguyên lý phóng nạp nhờ vào đặc trưng tích trữ năng lượng điện. Khi tụ điều hòa kích hoạt, môi chất lạnh ở dàn nóng sẽ chuyển hóa thành dạng khí và di chuyển qua ống dẫn đến dàn lạnh theo chu kỳ nhất định. Bên cạnh đó, quạt ở dàn nóng sẽ hút hơi nóng từ bên trong để đẩy ra ngoài, giúp giảm nhiệt độ của dàn nóng để máy nén hoạt động hiệu quả hơn.

3. 2 cách nhận biết tụ điều hoà bị hỏng nhanh chóng

Tụ điện là bộ phận quan trọng và nằm sâu trong máy điều hòa, cấu tạo phức tạp này khiến việc kiểm tra khả năng hoạt động của tụ điều hòa trở nên khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể ghi nhớ một vài dấu hiệu nhận biết tụ điều hòa bị hỏng được liệt kê dưới đây:

1- Quan sát bên ngoài

  • Bật điều hoà khoảng 10 phút, kiểm tra âm thanh của dàn nóng. Nếu nghe tiếng ì ì khoảng 5-10 giây đồng thời rò rỉ dầu ra bên ngoài thì bạn hãy ngắt điều hòa. Trường hợp này lặp lại nhiều lần do tụ không thể kích máy nén, tỷ lệ tụ hư hại là 85%.
  • Quan sát cánh quạt, khi thấy cánh quạt quay yếu và lờ đờ, tỷ lệ tụ gặp vấn đề cũng lên đến 85% bởi nhiệm vụ của tụ ngoài kích hoạt máy nén còn đảm bảo hoạt động của cánh quạt ở dàn nóng.
  • Kiểm tra nguồn điện trước khi mở điều hòa. Nguồn điện dưới 190V không đủ kích hoạt máy điều hòa. Trong trường hợp nguồn điện không gặp vấn đề, bạn cần mở máy nén để kiểm tra tụ điện.

Nếu bạn nghe thấy tiếng ì ì và thấy hiện tượng rò rỉ dầu thì 85% tụ điện đã bị hỏngNếu bạn nghe thấy tiếng ì ì và thấy hiện tượng rò rỉ dầu thì 85% tụ điện đã bị hỏng

Ngoài các cách kiểm tra bên ngoài kể trên, bạn cũng có thể xem xét một vài dấu hiệu khác để xác định khả năng sử dụng của tụ điều hòa:

  • Hóa đơn tiền điện tăng bất thường: Nếu công suất của tụ điện bị giảm, máy lạnh sẽ cần tiêu thụ nhiều năng lượng, cụ thể là điện năng để duy trì khả năng làm mát cho căn phòng.
  • Máy điều hòa hoạt động kém hiệu quả: Khi tụ điều hòa gặp vấn đề, động cơ quạt sẽ ngừng hoạt động, dẫn đến hiệu suất làm lạnh giảm.

2- Kiểm tra bên trong 

Sau khi tìm hiểu và quan sát bên ngoài, rút ra kết luận khoảng 85% là tụ điều hòa đã bị hư hỏng, bạn cần mở máy nén để kiểm tra. Khi bắt gặp hiện tượng đầu và đáy tụ bị nổ lồi, có thể khẳng định rằng tụ điều hòa đã đến lúc cần phải thay thế.

Bạn có thể tham khảo trực quan cách kiểm tra dấu hiệu tụ điều hòa bị hư hỏng trong qua video dưới đây:

4. 3 nguyên nhân khiến tụ điều hoà bị hỏng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hỏng hóc của tụ điều hòa, tuy nhiên theo đánh giá của chuyên gia, các nguyên nhân phổ biến nhất đều liên quan đến hiệu suất hoạt động, nguồn điện và nhiệt độ của tụ điện.

1- Hoạt động quá công suất

Khi điều hòa hoạt động với công suất lớn, nhiệt độ tăng cao dễ dẫn đến hỏng các linh kiện bên trong. Các trường hợp thường khiến tụ điện phải chịu áp lực quá tải:

  • Duy trì mức nhiệt thấp, dưới 20 độ C trong thời gian dài
  • Sử dụng máy lạnh 24/24 mà không có khoảng nghỉ
  • Lắp đặt máy lạnh ở nơi có nhiệt độ cao hoặc hấp thụ ánh nắng trực tiếp

2- Nguồn điện không ổn định 

Điện áp thấp dưới 190V hoặc nguồn điện không ổn định (thường xuyên cúp điện khi máy đang mở) có thể gây ảnh hưởng hiệu quả làm lạnh, tuổi thọ của máy và các linh kiện bên trọng, bao gồm cả tụ điều hòa.

3- Nhiệt độ quá nóng

Khi dàn nóng được lắp đặt ở các vị trí hấp thụ trực tiếp ánh nắng mặt trời hoặc có nhiệt độ cao hơn, tụ điều hòa sẽ phải tăng năng suất hoạt động để củng cố nhiệm vụ của quạt gió, dẫn tới nhanh chóng bị hư hỏng.

Thông thường, nền nhiệt lý tưởng của tụ điều hòa chỉ năm trong khoảng từ 45 – 48 độ C. Trường hợp nhiệt độ ngoài trời của nóng, bạn nên đặt dàn nóng ở những vị trí râm mát hoặc tìm cách che chắn để bảo đảm tuổi thọ của máy nói chung và tụ điều hòa nói riêng.

Không nên lắp đặt máy điều hòa ở nơi có nhiệt độ cao nếu không muốn tụ điều hòa nhanh hỏngKhông nên lắp đặt máy điều hòa ở nơi có nhiệt độ cao nếu không muốn tụ điều hòa nhanh hỏng

Nếu tụ điều đã không hoạt động hiệu quả như ban đầu, bạn nên thay tụ điều hòa để không ảnh hưởng đến quá trình vận hành của máy điều hòa, cũng như hóa đơn tiền điện mỗi tháng.

5. Hướng dẫn thay tụ điều hòa đúng cách và an toàn tại nhà

Tụ điện là bộ phận có thể tự thay tại nhà nếu gia chủ có đầy đủ dụng cụ cũng như kiến thức về các thiết bị điện lạnh dân dụng. Trước khi thay, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các hạng mục sau:

  • Chọn mua đúng loại tụ dựa trên thông số “mi” của tụ điều hòa cũ
  • Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi thực hiện thay tụ điều hòa
  • Chụp lại hình ảnh tụ điều hòa và ghi lại thứ tự các giắc cắm. Bước này rất quan trọng với những người chưa có kinh nghiệm sửa chữa, bảo trì thiết bị điện lạnh bởi nếu sai giắc cắm, tụ điện sẽ không hoạt động và có thể gây tai nạn ngoài ý muốn.

Dưới đây là chi tiết các bước thay tụ điện đơn và tụ điện kép để bạn tham khảo:

1- Quy trình 4 bước thay tụ điện đơn

  • Bước 1: Xác định chân chung, chân chạy và chân đề trên máy nén của điều hòa
  • Bước 2: Cắm chân chung của máy nén vào một chân nguồn cầu nối của dàn nóng
  • Bước 3: Cắm chân chạy và chân đề của máy nén vào các chân tương ứng của tụ điều hòa
  • Bước 4: Cắm dây nguồn ở cầu nối dàn nóng vào chân chạy của máy nén trên tụ điều hòa

Quy trình thay tụ điện đơn gồm 4 bướcQuy trình thay tụ điện đơn gồm 4 bước

2- Quy trình 2 bước thay tụ điện kép

  • Bước 1: Xác định ý nghĩa của các ký hiệu trên tụ điện
    • H: tương ứng với chân đề của máy nén
    • C: tương ứng với chân chạy của máy nén và quạt
    • FAN: tương ứng với chân đề của quạt
  • Bước 2: Tiến hành cắm từng chân như sau
    • Cắm chân chạy của quạt và chân chạy của máy nén vào chân chung C ở tụ điều hòa
    • Cắm chân đề của quạt vào chân có ký hiệu FAN trên tụ điều hòa
    • Cắm chân đề của máy nén vào chân H trên tụ điều hòa
    • Cắm chân chung của máy nén và quạt vào 1 nguồn bất kỳ ở cầu nối
    • Cắm 1 nguồn điện ở cầu nối vào chân C của tụ điều hòa

Để đảm bảo việc thay tụ diễn ra chính xác và an toàn, bạn nên tham khảo chi tiết các bước hướng dẫn được thực hiện bởi kỹ thuật viên dưới đây:

6. Bảng giá tụ điều hoà 2 chân và 3 chân

Tụ điều hòa có mức giá dao động trong khoảng từ 250.000 – 400.000 VNĐ tùy theo từng loại tụ, cụ thể như sau:

  • Giá tụ điều hoà 3 chân: 350.000 – 400.000 VNĐ
  • Giá tụ điều hoà 2 chân: 250.000 – 300.000 VNĐ

Giá tụ điều hòa sẽ có chênh lệch tùy theo loại đơn hoặc loại kép, cũng như xuất xứ từ thương hiệu toàn cầu hoặc nội địa.

Tụ điều hòa là bộ phận vô cùng quan trọng, quyết định hiệu suất vận hành của máy điều hòa. Thường xuyên quan sát hiệu suất hoạt động, phát hiện kịp thời vấn đề và thay thế nhanh chóng để đảm bảo tăng cường tuổi thọ của máy điều hòa. Điều này giúp bạn giảm thiểu chi phí sửa chữa hoặc hoá đơn tiền điện.

Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ về cách nhận diện tụ điều hòa hỏng hóc, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin thay vì tự ý thay tụ điều hòa. Nếu bạn đang sử dụng các máy điều hòa có thương hiệu như Casper, hãy liên hệ kỹ thuật viên của hãng để nhận sự tự vấn chính xác và tận tình nhất.

Công ty cổ phần Casper Việt Nam 

  • Hotline: 1800 6644, miễn phí 24/7.
  • Website: https://casper-electric.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/CasperElectric
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ:
    • Trụ sở Thành phố Hà Nội: Tầng 7, tòa Leadvisors Tower, 643 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    • Chi nhánh Thành phố Đà Nẵng: Tầng 10, Tòa Nhà Indochina, 74 Bạch Đằng, TP. Đà Nẵng
    • Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 8, Tòa Nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3, TP.HCM